Tổng hợp nghiên cứu về Tội phạm
Blog Archive
-
▼
2011
(249)
-
▼
April
(68)
- [NFPC] Puzzle #1: Ann’s Bad AIM
- Trở thành nhà điều tra tội phạm máy tính
- [Skill] Network Forensics Puzzle Contest
- [Bình luận] Điều 224, 225, 226, 226a, 226b Bộ Luật...
- [Avast] Another nasty trick in malicious PDF
- [[IC3] The Dangerous Side of Online Romance Scams
- [RAT] Công cụ dành cho Điều tra tội phạm máy tính
- China's Baidu Rips Off Copyrighted Content, Fined ...
- Sony admits complete failure of PSN Security
- [Tài liệu] Fraud Alert Involving Unauthorized Wire...
- [Lượm] PowerPoint 2003 hotfix package 26/4/2011
- [RAT] Hỗn độn secuiry Linh tinh :))
- [RAT] Hỗn độn secuiry Linh tinh :))
- [Video] an ninh mạng Việt Nam 2010
- [Video] an ninh mạng Việt Nam 2010
- CSI Computer Crime and Security Survey Archiv...
- No title
- [NDT] Báo điện tử Nguoiduatin.vn bị DOS
- [NDT] Báo điện tử Nguoiduatin.vn bị DOS
- [Lượm] Computer forensic tool
- [Lượm] Computer forensic tool
- [KAS lab] Spam report: March 2011
- [KAS lab] Spam report: March 2011
- [VNN] Người dùng bị xâm hại, web hò hẹn ra tòa
- [VNN] Người dùng bị xâm hại, web hò hẹn ra tòa
- [Lượm] Blogger Follow Us J-Query Widget - abt
- [Lượm] Blogger Follow Us J-Query Widget - abt
- PlayStation_Network [at] playstation-email [dot] com
- [HVAonline] Thảo luận việc định hướng
- [HVAonline] Thảo luận việc định hướng
- [white book 2010] Viet nam Information and Communi...
- [white book 2010] Viet nam Information and Communi...
- [Panda Security] Quarterly Report PandaLabs (Janua...
- [Panda Security] Quarterly Report PandaLabs (Janua...
- [Vef.vn] Biệt thự ngoại thành: Cửa đầu tư mới
- [Vef.vn] Biệt thự ngoại thành: Cửa đầu tư mới
- [Zone-h] Defacements Statistics 2010 -Almost 1,5 m...
- [Zone-h] Defacements Statistics 2010 -Almost 1,5 m...
- [Tài liệu] Ngày an toàn thông tin Việt Nam năm 2010
- [Tài liệu] Ngày an toàn thông tin Việt Nam năm 2010
- [RAT] VNcert.gov.vn - hệ thống khảo sát trực tuyến
- [RAT] VNcert.gov.vn - hệ thống khảo sát trực tuyến
- [RAT] STRUCTURE OF HIGHTECH CRIME DEPARTMENT
- [RAT] STRUCTURE OF HIGHTECH CRIME DEPARTMENT
- [Pen code 2009] Computer crime law in Viet Nam
- [Pen code 2009] Computer crime law in Viet Nam
- [RAT] Internet Rights and Wrongs: Choices & Challe...
- [RAT] Internet Rights and Wrongs: Choices & Challe...
- [Video] Tội phạm CNC ở Việt Nam - Thực trạng và gi...
- [Video] Tội phạm CNC ở Việt Nam - Thực trạng và gi...
- Sự kiện CNTT Việt Nam tiêu biểu hàng năm
- Sự kiện CNTT Việt Nam tiêu biểu hàng năm
- [Tài liệu] SecurityWorld 2011 - BẢO ĐẢM AN NINH CỦ...
- [Tài liệu] SecurityWorld 2011 - BẢO ĐẢM AN NINH CỦ...
- [Lượm] SEO flavor by country - a definitive list
- [Lượm] SEO flavor by country - a definitive list
- [About me] 9 nguyên tắc vàng trong lúc "Nước sôi, ...
- [About me] 9 nguyên tắc vàng trong lúc "Nước sôi, ...
- [Lượm] New Tự động update từ Blogger lên Twitter F...
- [Lượm] New Tự động update từ Blogger lên Twitter F...
- [Lượm] Slide In Image Captions for Blogger
- [Lượm] Slide In Image Captions for Blogger
- [Lượm] Tạo banner quảng cáo sitelink
- [Lượm] Tạo banner quảng cáo sitelink
- [Sách] Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
- [Sách] Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
- Khái niệm đặc điểm tội phạm Công nghệ thông tin
- Khái niệm đặc điểm tội phạm Công nghệ thông tin
-
▼
April
(68)
Powered by Blogger.
a) Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224)
- Về cấu thành tội phạm, so với Bộ luật hình sự hiện hành thì cấu thành tội cố ý phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số có những điểm khác biệt thể hiện ở hành vi phạm tội (cấu thành tội mới chỉ có 01 hành vi là cố ý phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại); đối tượng phát tán (gồm 02 đối tượng là: vi rút và chương trình tin học có tính năng gây hại); chính sách xử lý (hành vi vi phạm này bị xử lý hình sự chỉ khi gây hậu quả nghiêm trọng) cũng như các tình tiết tăng nặng (gây hậu quả rất nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm) và các tình tiết tăng nặng đặc biệt (gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; đối với hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; đối với hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; đối với hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; đối với hệ thống thông tin điều khiển giao thông).
- Về hình phạt: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức hình phạt đối với tội cố ý phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
b) Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225).
- Về cấu thành tội phạm, Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định về cấu thành tội phạm của loại tội này khác biệt cơ bản so với cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 225 Bộ luật hình sự năm 1999 được thể hiện ở hành vi phạm tội (cấu thành tội này gồm có 03 nhóm hành vi); đối tượng bị xâm hại (gồm 04 loại đối tượng là: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số); chính sách xử lý (hành vi vi phạm này bị xử lý hình sự chỉ khi gây hậu quả nghiêm trọng) cũng như các tình tiết tăng nặng (phạm tội có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng, phạm tội trong trường hợp lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet) và tình tiết tăng nặng đặc biệt (gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; đối với hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng; đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; đối với hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; đối với hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; đối với hệ thống thông tin điều khiển giao thông).
- Về hình phạt: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức hình phạt đối với tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
c) Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226).
- Về cấu thành tội phạm, so với Bộ luật hình sự hiện hành thì cấu thành tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet có những điểm khác biệt thể hiện ở hành vi phạm tội (cấu thành tội này gồm 03 hành vi là: sử dụng trái phép thông tin trên mạng, trong máy tính; đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó); đối tượng bị xâm hại (gồm 04 loại đối tượng là: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (trong đó có máy tính); chính sách xử lý (hành vi vi phạm này bị xử lý hình sự khi xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng) cũng như các tình tiết tăng nặng (phạm tội có tổ chức; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội trong trường hợp lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên).
- Về hình phạt: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức hình phạt đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
- Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a)
Hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển; thay đổi cấu hình hệ thống; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ là những vi phạm xảy ra tương đối phổ biến trong thời gian qua mà chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để xử lý về hình sự, vì thế, cần có một điều luật quy định về tội phạm này làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh chống hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
- Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)
Xét về thực chất thì việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng với phương thức thủ đoạn phạm tội mới, tinh xảo hơn liên quan trực tiếp đến việc sử dụng kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, có một vấn đề gây tranh cãi là theo quy định tại Chương XIV- Các tội xâm phạm sở hữu thì có 07 hình thức chiếm đoạt tài sản (cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, công nhiên chiếm đoạt). Vậy việc sử dụng kỹ thuật công nghệ chiếm đoạt tài sản của người khác như rút tiền của người khác từ máy ATM sẽ thuộc hình thức chiếm đoạt nào trong số nêu trên. Điều này rất quan trọng liên quan đến việc định tội danh.
Trước đây ở các nước cũng đã từng gây ra nhiều sự tranh luận trong việc định tội đối với hành vi này và để chấm dứt sự tranh luận kéo dài không cần thiết, các nước đi trước đã lựa chọn giải pháp quy định tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác thành một tội danh độc lập không phụ thuộc vào các hình thức chiếm đoạt tiền, tài sản cụ thể. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bổ sung tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạngInternet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập nhằm phục vụ kịp thời cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, truy tố trước pháp luật
0 comments to "[Bình luận] Điều 224, 225, 226, 226a, 226b Bộ Luật Hình Sự Việt Nam"
Post a Comment